Tính chất chiến thuật cơ bản Tấn_công_(quân_sự)

Tấn công là hành động sử dụng quân đội đánh vào lực lượng đối phương, tính chiến thuật cơ bản được xem xét ở mức độ nhỏ nhất trong tình huống chiến đấu đến mức độ cao nhất trên một mặt trận có thể tham chiếu bao gồm:

  • Tấn công dựa vào cách thức.
  • Tấn công dựa vào đội hình chiến thuật.
  • Tấn công theo đơn vị riêng lẻ hoặc tấn công phối hợp nhiều đơn vị hoặc các đơn vị hỗn hợp.
  • Tấn công theo hướng.
  • Tấn công nhanh: theo tính năng cơ động.
  • Tấn công theo trình tự: không kích cài nát cả chiến trường, hoặc pháo kích để dọn dẹp nếu thiếu khả năng không quân, sau đó lực lượng tăng tiến lên, theo sau là bộ binh.
  • Tấn công đồng loạt.
  • Tấn công nhằm vào yếu điểm: chọn lựa điểm yếu trên hệ thống phòng ngự đối phương, như tình huống người lính tấn công vào một điểm hỏa lực yếu của tuyến chiến đấu, vượt qua các hàng rào, chiến hào và các công sự khác, chọc thủng tuyến quân đối phương. Ở cấp độ lớn, tấn công các mục tiêu là yếu điểm như vùng bố trí lực lượng yếu của đối phương, hoặc vùng quan trọng về kinh tế,...Một số chiến thuật liên quan tấn công trọng điểm. Chiến thuật này cũng liên quan tấn công trực diện vào quân chủ lực đối phương trong một trận chiến quyết định, nhưng chỉ khi nào có quân đội mạnh hơn.
  • Tấn công lực lượng rời rạc: khi không đủ sức đánh mạnh và trực diện, hiệu quả là tấn công diệt từng điểm, quân chiến đấu sẽ tấn công chiến thuật đơn vị nhỏ, cấp tiểu đoàn trở xuống, nhằm diệt mỗi lần một ít quân đối phương, sau đó rút lui. Lối đánh này thường nhấn mạnh tính cơ động và chiến thuật phổ biến là đánh du kích. Ở cấp độ lớn, sử dụng chiến thuật Tấn công từng phần.
  • Tấn công sau pha phòng thủ thành công: phản công, truy kích.
  • Tấn công trước khi kẻ thù hồi phục
  • Tấn công và chấm dứt khi không thuận lợi: rút lui.
  • Tấn công tâm lý: quấy rối, giả vờ, chia rẽ, xao lãng, bất ngờ,..., hoạt động tuyên truyền.
  • Tấn công kết hợp: tấn công cùng lúc với đấu tranh chính trị, ngoại giao,...
  • Tấn công phụ trợ: các chiến thuật quấy rối.
  • Tấn công đặc biệt: do đặc công, cảm tử quân,...thực hiện.